PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS AN SINH
Video hướng dẫn Đăng nhập

Thư viện Trường THCS An Sinh- Kinh Môn- Hải Dương.

Lịch sử nhân loại đã tạo ra nhiều vị tướng tài ba xuất chúng. Họ được xem là những thiên tài quân sự, có thể làm thay đổi hoà bình, làm đảo lộn trật tự thế giới. Vào năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh đã xét phong 10 vị tướng vĩ đại, tài giỏi nhất thế giới. Đó là:

  1. Alexander Đại đế (356-323 TCN)
  2. Hanibal Barca ( 247-183)
  3. Julius Cesar (100-44)
  4. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300)
  5. Thành Cát Tư Hãn (1162-1227)
  6. Napoleong Bonnaparte (1769-1821)
  7. Oliver Cromwell (1599-1658)
  8. Mikhaiin Cutudop (1754-1813)
  9. Geogry Zukop (1896-1974)
  10.  Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Việt Nam chúng ta cũng có 2 vị tướng vinh dự góp mặt trong danh sách này.Để tìm hiểu sâu hơn nữa về sự nghiệp cũng như chiến công hiển hách của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.Hôm nay thư viện trường THCS An Sinh trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn bài viết  về Hưng Đạo Đại Vương với tiêu đề: “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn-Vị tướng kiệt xuất  và bài học cho người trẻ”

Cuộc đời Trần Quốc Tuấn, một trong những tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, dạy người trẻ ngày nay sống rộng lượng, hợp lẽ phải, không chạy theo lối sống hưởng thụ.

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"- Trích “ Hịch tướng Sĩ”

Đây có thể coi là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó chưa thể lột tả hết con người bậc đại nhân, đại trí, đại dũng ấy.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228.

Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.

Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.

Năm 1285, quân Nguyên - Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.

Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này.

Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp( Nay thuộc xã Hưng Đạo- thành phố Chí Linh - tỉnh Hải Dương) ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua Trần.

Tấm lòng rộng lớn

An Sinh vương Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông. Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi hai gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.

Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi hai người.

Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử.

Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân.

Trong lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải.

Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt không vừa ý hay vài câu nói.

Sống không chỉ để hưởng thụ

Một trong những điều làm nên chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần trong 3 cuộc chiến đấu chống đội quân thiện chiến nhất thời bấy giờ là sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt.

Trong Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh ghi: “Trước sự bành trướng của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu( Phạm Hữu Thế: 1242-1301), Dã Tượng(?-?), Phạm Ngũ Lão(1255-1320), Nguyễn Chế Nghĩa(1265-?), Đỗ Hành(?-?)....

Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, thay vì tận hưởng cảnh thái bình với chức cao, lộc lớn, Hưng Đạo vương vẫn đốc thúc quân sĩ luyện tập không ngừng nghỉ.

Ông chỉ trích lối sống hưởng thụ của quân sĩ: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”-Trích “ Hịch tướng sĩ”.

Dường như thời nào cũng vậy, người ta thích hưởng thụ những thú vui trước mắt mà quên tính chuyện lâu dài. Những lời nhắc nhở của vị tướng đại tài chắc chắn không chỉ cảnh tỉnh binh sĩ dưới quyền mà còn là bài học cho giới trẻ ngày nay.

“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”- Trích- “Hịch tướng sĩ”.

Cuộc đời vẻ vang cùng những chiến công hiển hách của Trần Quốc Tuấn là kết quả của quá trình rèn luyện, cống hiến suốt đời. Giả thử vị tướng ấy mải mê tận hưởng cuộc sống vương hầu mà gạt việc rèn binh luyện tướng, liệu sử sách có thể ghi danh ông với chiến công 3 lần dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh tan đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông? Nếu Trần Quốc Tuấn dốc lòng theo đuổi vinh hoa mà bỏ qua lẽ phải, đạo làm người, liệu hậu thế có mãi tôn xưng ông là Đức thánh Trần và thờ phụng muôn đời?

Thông qua câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người trẻ ắt hẳn nhận ra muốn thành công, mỗi người phải gạt bỏ thói quen hưởng thụ, không ngừng cố gắng. Cô mong rằng các bạn học sinh trường THCS An Sinh với bề dày lịch sử sẽ luôn luôn không ngừng cố gắng để xứng đáng với công lao to lớn và sự nghiệp hiển hách vĩ đại của ông.

( Bài viết được sưu tầm và viết trên hiểu biết của cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót và quan điểm chủ quan. Mong quý độc giả góp ý để người viết làm tốt hơn nữa bài tuyên truyền của mình. Xin trân trọng cảm ơn)

Người viết

 

Vũ Thị Nga

          *Kính mời quý thầy cô và các bạn đón đọc bài tuyên truyền về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong lần giới thiệu sau với tiêu đề: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp Cách mạng Việt Nam”


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 24 tháng 8 năm 2021
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN “5K TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19” Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Trong những ngày vừa qua, nước ta đã ghi nhận hàng nghìn ca dương tính t ... Cập nhật lúc : 16 giờ 19 phút - Ngày 23 tháng 8 năm 2021
Xem chi tiết
Trong xúc cảm dạt dào của lòng ngưỡng mộ, kính yêu đối với vị Cha già của dân tộc đã dành cả cuộc đời cho đất nước hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, nhạc sĩ Thuận Yến đã sá ... Cập nhật lúc : 8 giờ 3 phút - Ngày 17 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 49 phút - Ngày 13 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 21 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Cách đây 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 4 phút - Ngày 29 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Hiện nay dịch COVID-19 trên thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là các quốc gia Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia…Trong khi ý thức người dân còn chủ quan, lơ là trong phòn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 6 phút - Ngày 27 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 75/PGD&ĐT ngày 17/03/2021 của phòng GD&ĐT về việc tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 .Trường THCS An Sinh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày sách ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự ... Cập nhật lúc : 6 giờ 18 phút - Ngày 16 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
1234
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi thử nghề Tin học văn phòng ( năm học 2012 2013)
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hiện nay bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) đang có những diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm trên toàn cầu cũng như số ca nhiễm ở Việt Nam ngày càng tăng. Đặc biệt hiện nay tỉnh Hải Dương của chúng ta đang là tâm dịch của bệnh SARS-CoV-2 (biến thể mới). Để hiểu đúng,đủ và phòng ngừa bệnh 1 cách tốt nhất hôm nay thư viện trường THCS An Sinh trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh và các em bài viết: CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI CẤP COVID-19
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo