PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS AN SINH
Video hướng dẫn Đăng nhập

Bác Hồ Với Sự Nghiệp Giáo Dục

-Qua bức thư Bác gửi cho ngành Giáo dục vào ngày 15/10/1968 -

Nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968-15/10/2021) chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ với sự nghiệp Cách mạng vĩ đại và tình cảm của Người với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ngay từ năm 1945, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn giành thời gian quý báu để quan tâm, chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục, giành thời gian viết thư thăm hỏi, động viên đến thầy, cô giáo và học sinh trong cả nước. Cũng từ năm 1945, Người đã phát động phong trào “Bình dân học vụ”, viết lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, Người viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập, một công việc phải được thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí”. Cũng trong lời kêu gọi, Người chỉ rõ: “Mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. Và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Người kêu gọi: “Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức mình vào bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết”. Đặc biệt Người nhấn mạnh: “Phụ nữ lại càng phải học vì đã lâu chị em bị kìm hãm”.

Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, ở Người có một sự kết tinh lớn từ tâm hồn, trí tuệ và khí phách Việt Nam. Bác là một vị anh hùng thời đại. Cả cuộc đời, Người đã sống, chiến đấu, lao động và học  tập  không mệt mỏi cho dân, cho nước, cho mục đích cao cả của nhân loại: Hoà bình, dân chủ và hạnh phúc. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, Người coi giáo dục là một kế sách lâu dài, là đòn bẩy cho sự văn minh, giàu mạnh của một dân tộc và của cả nhân loại. Bởi thế, nên bất cứ lúc nào Người đều quan tâm, chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Cách đây 53 năm, vào ngày 15/10/1968 nhân dịp khai giảng năm học: 1968 – 1969, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng đến  tất cả cán bộ, cô giáo, thầy giáo,công nhân viên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Đây là bức thư cuối cùng mà Bác gửi cho thầy, trò trước lúc đi xa. Nó có ý nghĩa trong đại và vô cùng thiêng liêng đối với sự nghiệp giáo dục, đối với dân tộc Việt Nam trong cuộc hành trình của lịch sử đấu tranh giành hạnh phúc, văn minh và hùng mạnh. Trong thư Bác đã biểu lộ niềm hân hoan, vui sướng trước cảnh tượng phát triển của trường học và niềm đam mê học tập ngày càng gia tăng của nhân dân: “..mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp một, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”.

Trong bức thư này, Bác đã gửi tới các thầy và trò những lời căn dặn ân tình mà thắm thiết: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn”.Và một lần nữa Bác khẳng định: “Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”.

Không chỉ viết thư mà Bác còn thường xuyên trực tiếp thăm hỏi, trò chuyện với các cháu học sinh và các thầy cô giáo ở nhiều trường học. Ngày 31/12/1958, Bác thăm trường THPT Chu Văn An. Trong cuộc  trò chuyện  thân mật và ân cần, Bác chỉ rõ: “Trường học của chúng ta là trường học XHCN. Nhà trường XHCN là nhà trường mà học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm”. Bác nhấn mạnh: “Trong trường cần có dân chủ. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải là cá đối bằng đầu”. Cuối cùng Bác nhắc nhở: “ Các cháu phải xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập”.

Đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955 Bác đã nêu lên những ý kiến quý báu: “Trước hết chúng ta phải hiểu rõ: Học như thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?”. Từ đó Người xác định:“Phải biết quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nước nhà đã cho mình những gì? Mà phải tự hỏi mình đã làm được gì  cho nước nhà?”. Bác căn dặn nhiều lần: “Thanh niên học sinh phải chuyên tâm học tập, nghiên cứu khoa học, chống lười biếng, xa xỉ, chống sinh hoạt uỷ mị, chống kêu ngạo giả dối”.

Trong Di chúc của Người, một lần nữa Bác nhắc nhở: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn,có chí tiến thủ. Đảng, nhà nước, xã hội cần phải chăm lo giáo dục, đào tạo họ thành những người thừa kế vừa Hồng vừa Chuyên”.

Bác yêu cầu: “Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục về nhiều mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”...

Vì vậy, hàng năm vào dịp này, toàn thể thầy giáo, cô giáo và học sinh trong cả nước đều ôn lại và khắc ghi những lời căn dặn đầy tâm huyết và ân tình mà Bác đã giành cho chúng ta, đấy cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình đã làm được gì, sẽ phấn đấu như thế nào để đền đáp lại những mong muốn lớn lao của Bác. Học tập là phải học theo phương pháp của Bác Hồ: Học để làm, học sách vở gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp phát triển vượt bậc,  đòi hỏi phải có những con người thật sự giỏi, thật sự năng động và sáng tạo, nên trách nhiệm của những người thầy lại càng cao, nhiệm vụ càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn. Bởi thế cả thầy, cả trò  phải ra sức học tập: Học lý thuyết áp dụng vào thực tế bằng phương pháp tư duy khoa học. Có thể nói, hơn bao giờ hết Bác Hồ là một trong những vị lãnh tụ, những nhà lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà; là người giành nhiều công sức, trí tuệ và tình cảm cho ngành giáo dục. Bác đặt kỳ vọng của dân tộc, của nước nhà vào sự nghiệp giáo dục.

 Người đã đi xa, nhưng sự nghiệp của người gây dựng vẫn còn đó, những lời dạy bảo ân tình  của Người vẫn còn đó. Sự nghiệp mà cả cuộc đời Người đã hy sinh phấn đấu đang trông chờ vào thế hệ chúng ta. Để xứng đáng với sự quan tâm, lòng mong mỏi thiết tha và lớn lao của Bác, chúng ta phải khắc ghi và thực hiện lời Bác dạy, phải nổ lực hơn nữa để làm tròn trách nhiệm của mình, phấn đấu hết mình để thực hiện nhiệm vụ vinh quang mà Bác và Đảng đã đề ra. Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ hội nhập và phát triển chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN" góp phần thực hiện tốt những lời di huấn của Bác Hồ kính yêu. Có như thế chúng ta mới góp phần xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Sau đây thư viện trường THCS An Sinh xin gửi tới quý thầy cô cùng các em học sinh thân yêu toàn văn nội dung Bức Thư:

Các cô các chú và các cháu thân mến!

Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu.

Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.

Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp một, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức.

Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt, bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.

Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ.

Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng; và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được.

Nhưng đế quốc Mỹ còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây:

- Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.

- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.

- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn.

Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.

Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó.

Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.

Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu./.

Chào thân ái và quyết thắng

BÁC HỒ”

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 24 tháng 8 năm 2021
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN “5K TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19” Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Trong những ngày vừa qua, nước ta đã ghi nhận hàng nghìn ca dương tính t ... Cập nhật lúc : 16 giờ 19 phút - Ngày 23 tháng 8 năm 2021
Xem chi tiết
Trong xúc cảm dạt dào của lòng ngưỡng mộ, kính yêu đối với vị Cha già của dân tộc đã dành cả cuộc đời cho đất nước hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, nhạc sĩ Thuận Yến đã sá ... Cập nhật lúc : 8 giờ 3 phút - Ngày 17 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 49 phút - Ngày 13 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 21 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2021
Xem chi tiết
Cách đây 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 4 phút - Ngày 29 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Hiện nay dịch COVID-19 trên thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là các quốc gia Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia…Trong khi ý thức người dân còn chủ quan, lơ là trong phòn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 6 phút - Ngày 27 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 75/PGD&ĐT ngày 17/03/2021 của phòng GD&ĐT về việc tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 .Trường THCS An Sinh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày sách ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự ... Cập nhật lúc : 6 giờ 18 phút - Ngày 16 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
1234
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi thử nghề Tin học văn phòng ( năm học 2012 2013)
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hiện nay bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) đang có những diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm trên toàn cầu cũng như số ca nhiễm ở Việt Nam ngày càng tăng. Đặc biệt hiện nay tỉnh Hải Dương của chúng ta đang là tâm dịch của bệnh SARS-CoV-2 (biến thể mới). Để hiểu đúng,đủ và phòng ngừa bệnh 1 cách tốt nhất hôm nay thư viện trường THCS An Sinh trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh và các em bài viết: CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI CẤP COVID-19
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo